Từ nấu đến ăn

Không gian ăn uống là quan trọng trong hầu hết môi trường sống của chúng ta, từ căn hộ chung cư, nhà phố, hay biệt thự,.. Do đó đòi hỏi ta phải quan tâm lưu ý để có được một môi trường sống lành mạnh vửa đảm bảo sức khoẻ, vừa thân thiện môi trường, hài hoà với văn hoá sinh hoạt từ cuộc sống đến nếp nhà, nên để cho không gian bếp nhà bạn luôn được đầy ắp sinh khí, tươi mới

 

1- TẠO DỰNG KHÔNG GIAN ĂN UỐNG HÀI HOÀ

Không gian nào trong nhà cũng cần có tính liên kết và tính độc lập. Không thể có một nơi ăn uống tốt nếu như chỗ ngồi ăn thiếu liên kết và thiếu độc lập. Nói cách khác, đó là bài toán nhiều mục tiêu cần phải giải. Hầu như mọi nhà hàng tổ chức bài bản đều phải thiết kế các phòng ăn lớn, phòng ăn riêng, chỗ ngồi ăn từ hai người, bốn người cho đến bàn tròn, bàn dài, bàn ghép... để đáp ứng tính đa dạng của không gian, tăng khả năng kết nối, đồng thời giữ được sự riêng tư khi có khách yêu cầu

Trước kia trong ngôi nhà truyền thống, một số chức năng như khu bếp, vệ sinh bị xem như là khu phụ, trong khi khá đề cao bàn thờ, phòng tiếp khách, dẫn đến sự thiếu hài hoà về tiện nghi, năng hình thức lễ giáo, trưng bày đồ nội thất kiểu tốt khoe xấu che, ít chăm chút cho nơi sinh hoạt hằng ngày, riêng tư. Phong thuỷ nhà ở hiện đại đã có những điều chỉnh phù hợp với tiện ích ngày càng cao, liên kết không gian đa năng nhiều hơn, và do đó phòng ăn hay khu vực bàn ăn hiện nay đã khác với kiểu" ngồi ăn xó bếp, xếp chiếu ngoài hiên" như thuở trước ở nhà nông thôn

Thời đại mới cũng không chỉ đề cao ba bữa ăn, mà còn là khoảnh khắc thưởng trà, quầy bar thư giãn, hay góc vườn đãi tiệc, sân thượng tổ chức BBQ ngày nghỉ... Tất cả đều là những không gian ẩm thực đậm chất gai đình, tuỳ nhà có thể ít dùng nhưng cần tính toán trước để khi cần có, không bị động, tránh xáo trộn, bừa bộn, kết nối nội khí tốt hơn

 

 

 

2- CHỚ QUÊN NỀN TẢNG TRIẾT LÍ PHƯƠNG ĐÔNG

Cho đến nay, các nguyên tắc của thực dưỡng ( Macrobiotic) ngày càng phổ biến không chỉ bởi lợi ích đem lại về sức khoẻ, mà còn góp phần thay đổi nhận thức của thế giới về khai thác lương thực, giữ gìn môi trường, hướng tới môi trường sống lành mạnh, hài hoà, cân bằng âm dương

Thực dưỡng quan niệm "ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng", trong đó việc ăn đúng liên quan đến thức ăn, cách nấu ăn, thái độ và giờ ăn. Dù không cùng ngành với kiến trúc xây dựng, nhưng thực dưỡng lại có chung nềm tảng triết lí âm dương, và những ai quan tâm đến chuyện ăn cũng chắc chắn không thể thờ ơ với chuyện ở, cụ thể là không gian nấu ăn cũng như chỗ ngồi ăn đều không nằm ngoài các mối quan hệ chặt chẽ với ngôi nhà và người cư ngụ

Triết lý phương Đông không cổ xuý cho việc tổ chức bữa ăn kiểu hoành tráng, tốn kém, mà luôn hướng đến mội trường ẩm thực đúng mực, giản dị và thanh sạch. "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" từ xưa cha ông đã hình thành nếp ăn ở gọn sạch, thoải mái và hợp phong thuỷ qua rất nhiều kinh nghiệm bố trí chỗ quây quần ăn uống, nghỉ ngơi. Đặc trưng ngũ hành của nơi ăn là thuộc hành Mộc, dinh dưỡng tốt cũng như cái cây được chăm sóc đúng, đủ nước và ánh sáng, thích ứng theo thời tiết, không thừa không thiếu, với nguyên tắc; Mộc tăng- Hoả giải - Kim hạn chế

Định vị phòng ăn trong nhà hợp lí hơn cả là kề cận bếp mà vẫn nhìn được ra không gian thoáng đãng bên ngoài, hoặc khoảng thiên nhiên mang tính chất hỗ trợ điểm nhìn cho bữa ăn. Từ đó việc giảm Hoả được phát huy, người ăn không có cảm giác nóng nực do nhiệt lượng, đồng thời thư giãn tốt hơn. Cũng cần hạn chế bớt hành Kim trong phòng ăn( Kim khắc Mộc) như tránh đặt nhiều máy móc ( tivi, máy tính) bởi những thiết bị này vừa có từ tính, không hợp vệ sinh, vừa làm mất tính tập trung trong bữa ăn

Đồ dùng phòng ăn rất cần tương hợp với hành Mộc, trong đó đồ gỗ thân thiện, ấm áp hơn so với bàn ghế bằng kim loại

 

 

 

3- ĂN TRÔNG NỒI NGỒI TRÔNG HƯỚNG

Nhiều người hay xem phong thuỷ là chuyện huyền bí thuộc về niềm tin, khó giải thích cứ làm theo cho lành. Thực chất đó là kinh nghiệm từ văn hoá truyền thống trong chuyện ăn ở, những xếp đặt tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng tiếp xúc lâu ngày, đúc kết thành nguyên tắc. Cha ông ta khuyên con cháu giữ gìn ý tứ, sự quây quần ấm cúng và biểu hiện văn hoá rất cụ thể qua những câu như "ăn trông nồi ngồi trông hướng, miếng trầu là đầu câu chuyện" mang đậm triết lí về sự lựa chọn và cách ứng xử, còn gọ là Trạch cát, đón lành tránh dữ. Nhà ở truyền thống , nhà ở nông thôn hay dọn bữa ăn ra ngay tại bộ bàn tiếp khách. Nhà ở hiện đại có tách biệt rõ ràng hơn, nâng cao vai trò của bếp, đưa bàn ăn vào bên trong gần khu tủ bếp để trở thành một phần sinh hoạt nội bộ của riêng gia chủ.Những nhà có diện tích rộng thường sắp xếp phòng ăn riêng biệt, tách biệt với bàn ăn dùng thường ngày. Cách làm này có lợi điểm giúp phần đối nội- đối ngoại trở nên rõ ràng, nhưng không phải gia đình nào cũng áp dụng được. Giai pháp trung hoà là bố trí một bàn ăn đủ trang trọng gần với khu vực bếp, kết hợp trong bếp có thêm bàn ăn phụ kiêm bàn soạn cho bếp

Càng đi sâu bếp càng mang tính nội bộ nên những người thân có thể sử dụng bàn ăn phụ , còn khách và gia chủ sẽ gặp gỡ nhiều trong khu vực bàn ăn chính

Tương tự như phòng khách, hướng ngồi của gia chủ và khách trong phòng ăn, bàn ăn cũng tuân theo Toạ hướng tương hợp, theo đó ưu tiên cho khách điểm nhìn đẹp và tránh những vị trí nhìn vào bếp, tránh gần phòng vệ sinh, sàn nước. Vị trí toạ của khách cũng nên ít va chạm với các luồng di chuyển phục vụ bữa ăn. Nói chung các vị trí chính yếu nên ổn định, có điểm tựa phía sau và tầm nhìn bao quát tốt. Nếu bàn ăn gần cửa sổ thì nên kê ghế theo hàng dọc để mọi vị trí có thể quan sát cửa sổ, tránh ngồi ngang, hoặc có một vị trí ghế quay lưng ra cửa sổ. Những loại ghế cao lưng giúp tạo nên Huyền vũ chắc chắn, ghế có chỗ để tay giúp ổn định Thanh long- Bạch hổ. Ghế ngồi ăn không phải là ghế làm việc hoặc tiếp khách, vì thế tránh loại quá rộng, sâu hoặc ghế xoay

 

 

 

 

4- BÀI TRÍ CỤ THỂ

Để sắp xếp một bàn ăn hài hoà, cần lưu tâm đến đặc, sở thích của gia đình và cả vị trí dự trù cho khách nhằm bài trí tương hợp. Tranh ảnh phong cảnh hay tĩnh vật, tiếng nhạc êm dịu vừa đủ( thuộc hành Mộc và Thuỷ) luôn tạo ra không khí ôn hoà, nhẹ nhàng và hợp tâm lí khi ăn uống. Cố gắng giảm các trang trí thừa để tạo sự tập trung, dùng ánh sáng nhẹ và tránh để quạt hay máy lạnh chiếu thẳng vào người ngồi ăn, nếu có thể thì nên sử dụng thông thoáng tự nhiên hoặc bố trí khu vực bàn ăn dự trù tại hàng hiên, sân vườn để khi cần có thể sử dụng, tăng thêm tính thiên nhiên thân thiện hơn

Ngoài việc dùng bữa ăn chính, gia đình có thể sum vầy xoay quanh bàn trà, uống nước và ăn nhẹ trong phòng sinh hoạt mà không dùng đến bàn ăn hay đi sâu vào bếp. Các yêu cầu về phong thuỷ cũng tương tự như ở bàn ăn nhưng bổ sung thêm tính chất Dương, động và linh hoạt hơn với những bài trí vui tươi, ngồi trong khoảng sân trời hay vườn, cần có dù che mái bạt để tránh tác động xấu lên đầu người ngồi dưới

 

 

Dù phát triển hiện đại , nhịp sống hối hả đến đâu, nơi ăn uống vẫn rất thiết yếu với không gian Việt. Những dịp giỗ Tết thì hầu như phòng ăn, bàn ăn luôn là điểm dừng chân cho mọi cuộc hội ngộ. Tìm kiếm cách thức sắp xếp sao cho từ chỗ nấu đến chỗ ăn đạt hiệu quả sử dung cao và hài hoà về phong thuỷ là tiêu chí quan trọng để giữ gìn sự đầm ấm, an lành cho mọi gia đình

 

Trích từ bài viết Th. sĩ-kts Hà Anh Tuấn

Dự Án Liên Quan

Những mẫu tủ bếp đẹp cho nội thất nhà bạn

Những mẫu tủ bếp đẹp cho nội thất nhà bạn

Những mẫu tủ bếp đẹp cho nội thất nhà bạn

Làm tủ bếp nào cho đẹp

Làm tủ bếp nào cho đẹp

Làm tủ bếp nào cho đẹp

Những mẹo vặt trong bếp

Những mẹo vặt trong bếp

Những mẹo vặt trong bếp